Quy trình vệ sinh làm sạch tại bệnh viện và cơ sở y tế.

Dịch vụ vệ sinh làm sạch C&C giởi thiệu cùng quý bạn đọc các, nguyên tắc vệ sinh làm sạch trong bệnh viện hay các cơ sở y tế. Đây không chỉ là cách làm sạch, mà đây là cách phòng chánh dịch bệnh cho bản thân và cộng đồng.

Bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa

I. Vệ sinh phòng bệnh chung

1. Nguyên tắc

– Làm sạch từ khu vục sạch đến khu vực dơ, từ trên xuống, từ trong ra.

– Sử dụng dụng cụ riêng cho từng khu vực.

– Dùng hóa chất vệ sinh đúng theo hướng dẫn.

– Cần làm sạch ngay mỗi khi phòng bị dơ.

– Nhân viên vệ sinh phải mang bảo hộ theo quy định. Không làm vệ sinh ở buồng bệnh khi có nhân viên y tế đang thực hiện các kỹ thuật thăm khám và điều trị.

 

2. Hướng dẫn thực hành

– Vệ sinh sàn nhà

+ Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất đầy đủ theo quy định

+ Mang bảo hộ theo quy định.

+ Thu dọn nơi cần làm vệ sinh

+ Lau sạch từng vùng riêng biệt

+ Dùng giẻ sạch đúng tiêu chuẩn

+ Tốt nhất nên dùng mop lau chuyên biệt, mỗi lần chỉ lau trong diện tích 30-40 m2 hay thay ngay khi dơ, sau đó thay ngay mop mới, mop đã lau bỏ tập trung vào bao để đem giặt tập trung để sử dụng lại sau.

+ Lau với dung dịch khử khuẩn, sau đó lau khô lại bằng mop sạch

+ Khu vực lây nhiễm dùng dung dịch khử khuẩn với nồng độ cao hơn

+ Lau mặt sàn theo từng vùng riêng biệt cho tới khi sạch.

+ Thu dọn dụng cụ để nơi qui định.

+ Lau sàn nha, đánh cọ bồn rửa 2 lần / ngày và khi cần

+ Vệ sinh bề mặt các thiết bị , phương tiện 1 lần / ngày và khi cần.

– Vệ sinh trần nhà, tường, cửa và các dụng cụ khác

+ Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh sạch sẽ.

+ Chuyển bệnh nhân ra khỏi phòng.

+ Vệ sinh từ trên xuống dưới.

+ Lau cửa kính, cửa chớp, cửa ra vào, đèn quạt, quét mạng nhện, cọ chân tường 1 lần / 1 tuần và khi cần.

– Vệ sinh giường, bàn, ghế, đệm

+ Lau với dung dịch khử khuẩn, sau đó lau khô lại bằng mop sạch

+ Khu vực lây nhiễm dùng dung dịch khử khuẩn với nồng độ cao

+ Có thể phơi nệm và ruột gối dưới nắng trong 1 giờ sau khi bệnh nhân ra viện.

+ Khử khuẩn ngay giường bệnh khi có người bệnh tử vong và giữa 2 bệnh nhân.

– Vệ sinh bồn rửa tay, phòng tắm, phòng vệ sinh

+ Dùng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng đánh cọ sạch các vết bám trên bề mặt bồn rửa tay. Cọ rửa mỗi ngày hoặc khi dơ

+ Phòng rửa nước, phòng tắm, nhà vệ sinh làm sạch 4 lần trong ngày và khi cần.

– Vệ sinh bô, xô, vịt, ống nhổ

+ Cần đổ ngay chất thải sau khi người bệnh dùng vào nơi qui định, chất thải có nguy cơ lây nhiễm phải khử khuẩn trước khi đổ

+ Tráng bô vịt dưới vòi nước chảy

+ Ngâm bằng dung dịch khử khuẩn theo đúng thời gian quy định

+ Cọ rửa lại sạch sẽ bằng xà phòng, để nơi khô ráo

– Vệ sinh dây dẫn, lọ đựng dịch thải

+ Cần đổ ngay chất thải sau khi người bệnh dùng vào nơi qui định, chất thải có nguy cơ lây nhiễm phải khử khuẩn trước khi đổ

+ Tháo rời dây dẫn, ngâm ngập toàn bộ vào dung dịch khử khuẩn theo đúng thời gian quy định.

+ Thụt rửa bên trong lòng ống bằng dung dịch khử khuẩn và nước sạch.

+ Cọ rửa chai lọ bằng xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn

+ Làm khô và cất vào nơi qui định.

+ Nếu có điều kiện nên dùng dây dẫn dùng một lần sau thải bỏ, chai lọ nên gửi tiệt khuẩn tập trung tại thanh trùng.

– Vệ sinh ngoại cảnh

+ Nhân viên thu gom cần mang bảo hộ.

+ Tiến hành thu gom rác và làm vệ sinh theo định kỳ

+ Không dùng tay trần để bốc hoặc nhặt rác

+ Dùng bao rác đúng theo màu theo quy định.

 

II. Vệ sinh phòng mổ, tiếp liệu thanh trùng

1. Mục tiêu

Khử khuẩn, tránh lây lan, ngăn ngừa nhiễm khuẩn phẫu thuật.

2. Hướng dẫn thực hành

– Vệ sinh phòng mổ

+ Vệ sinh ngay sau mỗi ca phẫu thuật.

+ Có dụng cụ vệ sinh riêng cho phòng mổ.

+ Không dùng chổi quét trong phòng mổ.

+ Không cố định số lần lau nhà trong ngày: trung bình 4-5 lần hoặc lau khi bẩn bất kỳ.

+ Vệ sinh và khử khuẩn sau mỗi ca mổ.

+ Khi có dính máu và dịch tiết: dùng khăn giấy lau vết máu đổ, sau đó lau lại bằng dung dịch khử khuẩn

+ Hạn chế ra vào khu vực phòng mổ. Không mặc đồng phục xanh + mang dép phòng mổ ra khỏi khu vực phòng mổ.

+ Nhân viên ra vào phòng mổ cần thực hiện đúng nội quy phòng mổ.

+ Thường xuyên bảo trì và làm vệ sinh hệ thống máy lạnh của phòng mổ.

+ Phun khử khuẩn không khí phòng mổ nếu không khí chưa đạt tiêu chuẩn

+ Dụng cụ và rác thải phải đi theo một chiều.

+ Cọ rửa lavabo, nhà tắm, bồn rửa tay ngày 2 lần hoặc khi cần.

+ Cần lau khô ngay sàn nhà nơi phẫu thuật viên rửa tay

 

– Vệ sinh sau ca mổ

+ Bên trong phòng mổ

Thu dọn ra khỏi phòng (để riêng từng túi): rác, y tế, áo mổ, khăn trải.

Đổ rửa sạch các bình hút, thùng rác.

Lau bằng dung dịch sát khuẩn bàn mổ, xe để dụng cụ, đèn mổ, ghế, máy đốt, máy hút, máy gây mê. Lau với dung dịch khử khuẩn, sau đó lau khô lại bằng khăn sạch

Lau nền nhà bằng dung dịch khử khuẩn.

Sắp xếp ngăn nắp dụng cụ theo nơi qui định.

Tiếp tục ca mổ sau (nếu có) hay khóa cửa phòng mổ nếu không sử dụng.

Cuối ngày cọ rửa dép với nước xà bông, xả sạch, lau khô, xếp vào nơi qui định

+ Hành lang

Quét trần nhà, lau đèn.

Hút bụi

Cọ rửa hành lang từng vùng, lau khô ngay.

Lau tường men, cửa kính (mặt ngoài).

+ Cọ rửa nơi rửa tay phẫu thuật.

Cọ rửa lavabo sạch sẽ bằng hoá chất khử khuẩn.

Vệ sinh sàn nhà nơi rửa tay, lau khô ráo.

Lau và làm vệ sinh tủ để đồng phục ( màu xanh)

 

III. Vệ sinh tổ pha chế dược

1. Mục tiêu

– Phòng pha chế đạt tiêu chuẩn vô khuẩn.

– Tránh lây nhiễm sản phẩm khi pha chế.

2. Phạm vi thực hiện

– Hàng ngày, hàng tuần, trước khi pha chế.

– Người thực hiện : dược trung, dược sơ , hộ lý.

3. Hướng dẫn thực hành

– Vệ sinh lau nhà trước và sau khi pha chế thuốc.

– Phòng pha chế phải được lau và khử khuẩn mỗi ngày.

– Nhân viên pha chế phải sử dụng bảo hộ theo quy định vô trùng.

– Dụng cụ vệ sinh phải được dùng riêng cho khu vực pha chế thuốc.

 

4. Hàng ngày

– Lau nhà: Lau trước và sau khi pha chế thuốc uống, thuốc dùng ngoài.

– Lau bàn : Sau khi lau nhà.

– Cọ rửa lavabo, nhà vê sinh.

– Dụng cụ pha chế : Sau khi dùng xong

+ Ngâm rửa nước xà bông.

+ Rửa sạch lại bằng nước thường.

+ Tráng lại nước cất .

+ Úp khô.

+ Cất dụng cụ vào tủ.

– Trước khi dùng :

+ Tráng rửa dụng cụ bằng cồn 90oc.

+ Tráng lại 3 lần nước cất.

– Phòng pha chế vô khuẩn (thuốc tiêm):

+ Lau nền nhà bằng dung dịch khử khuẩn

+ Lau bàn lại bằng dung dịch khử khuẩn.

+ Rửa dụng cụ pha bằng nước xà bông.

+ Rửa lại nước sạch

+ Rửa lại nước cất.

+ Rửa tay

+ Tiến hành pha chế

 

5. Hàng tuần

– Quét bụi trần nhà. Lau cửa, tường men. Lau tủ, kệ. Cọ rửa các nồi, bình chứa. Dọn dẹp vệ sinh kho, bếp. Cọ nền nhà, lau sạch

 

6. Hàng tháng

– Lau quạt, đèn.

– Cọ rửa nền nhà.

 

7. Qui trình thực hiện khi pha chế:

– Mặc đồng phục sạch sẽ đúng qui định .

– Đội mũ kín tóc.

– Mang khẩu trang kín mũi.

– Tháo nữ trang.

– Móng tay cắt ngắn, không sơn.

– Rửa tay.

– Pha chế.

– Thực hiện xong: tháo găng, rửa tay tháo khẩu trang và mũ.

– Dọn dẹp dụng cụ.

– Rửa tay.

IV. Vệ sinh khoa dinh dưỡng

1. Mục tiêu

– Mọi nhân viên chế biến thực phẩm phải hiểu được nguồn gốc và phương thức lây truyền của các tổ chức vi khuẩn có liên quan đến thức ăn.

– Thức ăn phải được chế biến hợp vệ sinh từ lúc thu nhận, bảo quản thực phẩm, chế biến cho đến khâu chuẩn bị và phân phối thức ăn.

2. Hướng dẫn thực hành

– Nguyên tắc

+ Nhà bếp phải được thiết kế một chiều, sạch sẽ.

+ Có bồn rửa tay, xà bông và khăn khô, sạch để lau tay sau khi rửa.

+ Có khăn sạch để lau bề mặt và dụng cụ nhà bếp.

+ Dụng cụ vệ sinh nhà bếp phải được để riêng với các dụng cụ vệ sinh khác.

+ Phải có dụng cụ dùng riêng cho việc chế biến thức ăn sống và thức ăn chín khác nhau.

+ Thực phẩm phải được bảo quản đúng cách, còn hạn dùng, tránh côn trùng, chuột .

+ Nấu kỹ những thức ăn dễ nhiễm khuẩn, tốt nhất nên nấu ngay trước khi dùng.

+ Thức ăn cần lưu trữ thức ăn phải ở nhiệt độ dưới 10oC hoặc nhiệt độ trên 70oC.

+ Làm nóng phần thức ăn còn lại trước khi cấp phát.

+ Tránh nhiễm chéo trong khâu lưu trữ hoặc trong khâu chuẩn bị (thường từ thức ăn sống, tay, hoặc các dụng cụ nhiễm khác).

+ Giữ gìn môi trường làm việc sạch sẽ (dụng cụ, bề mặt làm việc, và dụng cụ làm bếp).

+ Thức ăn chín phải được bảo quản và cấp phát kịp thời, đúng theo quy định.

+ Nhân viên khi làm việc phải mang bảo hộ đầy đủ theo qui định.

+ Nhân viên làm việc trong nhà ăn phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ, khi nhiễm các bệnh: nhiễm trùng cấp hoặc mãn, bệnh về da, tiêu chảy, nhiễm trùng da, vết thương hở phải được nghỉ để điều trị

– Thực hành vệ sinh

+ Vệ sinh nền nhà, bàn ăn, bàn chế biến thức ăn:Lau 2 lần/ ngày: 7h và 15h.
Lau với dung dịch khử khuẩn, sau đó lau khô lại bằng mop sạch.

Phải phân chia các khu vực vệ sinh khác nhau và có dụng cụ vệ sinh thích hợp.

Lau nhà và làm vệ sinh phòng 2 lần / ngày.

Có lịch tổng vệ sinh hàng tuần.

Đồ dùng cho khoa nhiễm phải được khử khuẩn thích hợp.

Dụng cụ phải được rửa ở nhịêt độ ≥ 60oC và tráng lại ở nhiệt độ ≥ 80oC và phải được làm khô sau khi rửa, cất giữ ở nơi hợp vệ sinh, khô ráo.

Nhân viên phải mang bảo hộ thích hợp khi làm việc và khi làm vệ sinh.

Dụng cụ dùng cho khoa thường và khoa nhiễm phải được phân biệt và để riêng: làm vệ sinh cho khoa thường trước, khoa nhiễm sau.

Làm vệ sinh theo trình tự : lau bàn à lau xe à lau nhà sau cùng.

Khăn lau bàn, lau xe đẩy, giẻ lau nhà để riêng, giặt riêng, phơi riêng.

Lịch vệ sinh hàng ngày và hàng tuần được qui định cụ thể cho các vật dụng còn lại trong khoa: lò hấp cơm, tủ hấp dụng cụ, giỏ, rổ thùng đựng khăn, tủ lạnh , kho để thực phẩm… vệ sinh trần nhà, cửa, quạt, tường men, nhà tắm …

Dụng cụ chế biến thực ăn: Ngâm dung dịch khử khuẩn (Presept), rửa lại

Các bề mặt phải được làm khô sau khi làm sạch.

​+ Vệ sinh xe đẩy: Lau trước và sau khi phân phối thức ăn.

+ Vệ sinh khay ăn, gamel:

Phân loại vật dụng theo nơi rửa qui định cho khoa Nhiễm và khoa thường.

Đổ thức ăn thừa.

Tráng qua nước sạch .

Dùng bùi nhùi chà rửa với nước rửa chén.

Rửa lại nước sạch 3 lần.

Úp ráo nước.

Cho vào lò hấp riêng theo khoa qui định (khoa Nhiễm, khoa thường, của nhân viên ).

3. Quy định nhân viên

– Khi vào khoa phải mặc đồng phục theo đúng qui định. Tháo trang sức. Cắt móng tay, không sơn. Đội mũ. Mang tạp dề.
– Chế biến và chia thực phẩm:

+ Rửa tay.

+ Chế biến thức ăn

+ Rửa tay.

+ Thay tạp dề sạch.

+ Mang khẩu trang kín mũi.

+ Rửa tay

+ Mang găng.

+ Phân chia thức ăn chín.

+ Tháo găng.

+ Rửa tay.

V. Vệ sinh nhà đại thể

1. Mục tiêu

– Làm sạch phòng, tránh lây nhiễm

– Đảm bảo đủ nhiệt độ cho việc lưu trữ tử thi

– Phải đảm bảo việc khử nhiễm đúng cho mỗi ca bệnh tử vong

2. Cách thực hiện

– Người thực hiện: nhân viên nhà đại thể

 

– Phương tiện

+ Khăn lau bàn, tủ.

+ Giẻ lau nhà+ cây lau

+ Xà bông bột, hoá chất khử khuẩn, formol10%, cồn 70oc, bao nylon vàng + trắng

+ Chổi cọ, bàn chải , xô đựng nước.

+ Găng tay bảo hộ, tạp dề, ủng

 

– Thực hiện: Vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, sau mỗi ca bệnh tử vong

+ Hàng ngày: Lau rửa theo thứ tự: bàn lavabo, thùng rác, sàn nhà

+ Hàng tuần: Quét bụi trần nhà, lau đèn, lau tủ, cửa, tường men, nhà tắm.

 

– Vệ sinh bàn mổ, xe đẩy sau khi sử dụng: Dùng dung dịch khử khuẩn để: lau bàn tủ, sàn nhà, ngâm dụng cụ nhựa. Lau xe đẩy trước, bàn mổ sau bằng dung dịch khử khuẩn, xong để trong 20 phút. Cọ rửa sạch lại bằng nước xà bông. Dội rửa lại nước sạch. Lau khô

+ Vệ sinh ngăn chứa xác

+ Lau định kỳ hàng tuần và sau mỗi ca bệnh tử vong với dung dịch khử khuẩn. Cọ rửa bằng nước xà bông. Lau dung dịch khử khuẩn lần 2. Dội nước rửa sạch. Lau khô.

 

– Xử lý thi hài nhiễm: xử lý theo quy định hiện hành

+ Khử khuẩn thi hài bằng dung dịch calci hypochlorit 0,25%: pha 50g calci hypochlorit trong 20 lít nước hay Chloramin B

+ Dùng gòn tẩm cồn 70o nhét kín các lỗ tự nhiên.

+ Mặc quần áo mới.

+ Bọc nylon vàng bên trong, trắng bên ngoài.

+ Nhập quan mai táng.

+ Tẩy uế xe đẩy, dụng cụ…bằng dung dịch calci hypochlorit hay Chloramin B

+ Dụng cụ dùng làm vệ sinh phải được khử khuẩn theo đúng quy định.

 

– Quy định nhân viên

+ Mang bảo hộ đầy đủ. Mặc đồng phục quy định, đội mũ, mang khẩu trang, găng tay, ủng.

+ Thực hiện thủ thuật hoặc làm vệ sinh phòng.

+ Rửa, dọn dẹp dụng cụ.

+ Rửa tay.

+ Tắm gội sạch sẽ.

+ Thay đồng phục sạch trước khi ra khỏi phòng.

 

VI. Giám sát vệ sinh

– Các vấn đề cần kiểm tra giám sát:

+ Phương tiện vệ sinh khoa phòng, hoá chất dùng trong vệ sinh.

+ Qui trình và kỹ thuật thực hiện, thời gian biểu.

+ Rửa tay và vệ sinh các dụng cụ sau khi kết thúc công việc.

+ Kết quả vi sinh môi trường, bàn tay NVYT, dụng cụ

+ Vận hành và bảo trì thông khí.

+ Bảo hộ cho nhân viên y tế.

 

Dịch vụ vệ sinh làm sạch C&C giới thiệu cùng bạn đọc.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
0909009009